Vì an toàn của bệnh nhân mà bác sĩ có nhiều áp lực
Mỗi ngày phải đối mặt với vô vàn những người bệnh nhân cùng với nhiều loại bệnh, tình trạng khác nhau. Cuộc sống mỗi ngày dường như là “cuộc chạy đua với thời gian”, không ngừng nghỉ, bởi “thiên chức” thiêng liêng của mình, giúp đỡ những người không may gặp rủi ro trong cuộc sống. Tuy hiện nay vẫn có một số bác sĩ khá thờ ơ, lạnh nhạt với bệnh nhân nhưng vẫn có nhiều bác sĩ, nhân viên y tế luôn tận tụy với công việc của mình.
Điều dưỡng viên Kim Ánh tâm sự: Công việc hàng ngày giống như cuộc rượt đuổi “không hơn không kém”, chúng tôi luôn không lúc nào ngơi tay bởi bệnh nhân cứ “người đến người đi” liên tục, những yêu cầu đặt ra đôi khi còn khá khó khăn và vô lý. Mỗi ngày kết thúc công việc đều mệt mỏi, đôi khi những lúc thời gian nghỉ ngơi còn phải phục vụ bệnh nhân nếu có trường hợp gấp, bỏ dỡ những bữa cơm, phút nghỉ ngơi quý giá.
Điều dưỡng viên có lẽ là người có những khó khăn hơn cả, bởi họ là người trực tiếp tiếp xúc với người bệnh, chăm sóc tận tụy mà khó có thể giao cho người nhà bệnh nhân vì họ không hiểu chuyên môn trong chăm sóc bệnh nhân. Không những thế, thái độ làm việc phải luôn niềm nở, tận tình hướng dẫn bệnh nhân cũng như người nhà, giải đáp những thắc mắc cho họ là trách nhiệm của người nhân viên y tế. Đối xử với bệnh nhân như nhau chứ không được phân biệt giàu nghèo hay địa vị.
Sự khéo léo và tinh tế cần thiết của người bác sĩ
Sự tinh tế để nắm bắt tâm lý của bệnh nhân, kỹ năng giao tiếp khéo léo để hướng dẫn cho bệnh nhân hiểu những vấn đề chuyên môn của mình, những bước tiếp theo mà họ cần chuẩn bị để việc khám bệnh được diễn ra thuận lợi. Luôn động viên, an ủi người bệnh lạc quan, không sa sút tinh thần và có niềm tin hơn vào cuộc sống và luôn phối hợp với công việc của người nhân viên y tế.
Một bác sĩ chia sẻ: Lúc mới bước chân vào nghề đôi khi “bất lực” khi chứng kiến những người bệnh nhân không vượt qua được “định mệnh sắp đặt”. Khi đã dần quen thì họ cố kìm nén cảm xúc của mình để tiếp tục làm việc, thực hiện nhiệm vụ của mình mà không được phân tâm bởi những cảm xúc khác. Nhất là trong những lúc phẫu thuật là cần sự tập trung nhất, cần sự phối hợp ăn ý giữa bác sĩ và nhân viên ngành y hỗ trợ dụng cụ phẫu thuật mà không cần sử dụng ngôn ngữ nhiều. Không chỉ đạt hiệu quả cao trong công việc mà còn hạn chế những biến chứng không đáng có.
Tâm lý bệnh nhân và người nhà thường chú ý đến thái độ làm việc, phục vụ của nhân viên ngành y tế và dễ tạo ra xích mích nếu họ không vừa lòng. Thái độ làm việc có ảnh hưởng lớn đến hiệu suất điều trị nên việc to tiếng, nặng lời dường như là điều “cấm kỵ” trong bệnh viện.
Hiện nay, có nhiều người nhân viên y tế có thái độ không “chuẩn”, không đúng với quy định làm việc, thường lớn tiếng với bệnh nhân và người nhà bệnh nhân, thái độ phục vụ cũng không được tận tình, hời hợt, làm mất lòng và “mang tiếng” rất nhiều cho đội ngũ nhân viên y tế. Thế nhưng, vẫn có rất nhiều người luôn cố gắng từng ngày vì nhiệm vụ của mình, cố gắng cứu giúp những người có hoàn cảnh rủi ro, không được may mắn trong cuộc sống, xứng đáng với danh xưng “lương y như từ mẫu”.
Thế nên, người bác sĩ, người nhân viên y tế luôn đối mặt với những áp lực, mệt mỏi mà chỉ có những người làm nghề mới có thể hiểu được.