Siêu âm kiểu A (Amplitude): Ghi lại sóng phản hồi bằng những xung nhọn, mà vị trí tương ứng với chiều sâu và biên đô tỷ lệ thuận với cường độ của âm vang (echo). Kiểu A ít có giá trị về chẩn đoán mà thường dùng để kiểm tra sự chính xác của máy siêu âm.
Siêu âm kiểu B hay 2 chiều (2D): Mỗi sóng xung kiểu A đều được ghi lại bằng một chấm sáng nhiều hay ít tùy theo cường độ của âm dội. Sự di chuyển của đầu dò trên da bệnh nhân cho phép ghi lại cấu trúc âm của các mô trong cơ thể nằm trên mặt phẳng quét của chùm tia, đây là phương pháp siêu âm cắt lớp (Echotomography). Hình thu được từ các âm vang này sẽ được lưu trữ trong bộ nhớ và chuyển thành tín hiệu trên màn truyền bằng các chấm trắng đen, xám.
+ Siêu âm kiểu Động (Dynamic): Là một kiểu hai chiều với tốc độ quét nhanh, tạo nên hình ảnh theo thời gian thực (real time). Kiểu Động so với kiểu B tựa như điện ảnh so với chụp ảnh.
Siêu âm kiểu M (TM - Time Motion): Trong kiểu siêu âm này âm vang sẽ ghi lại theo kiểu A, nhưng chuyển động theo thời gian nhờ màn hình quét ngang thường xuyên. Do đó những cấu trúc đứng yên trên màn hình là một đường thẳng, còn những cấu trúc chuyển động là một đường cong ngoằn nghèo tùy theo sự chuyển động của cơ quan thăm khám. Siêu âm kiểu này thường dùng để khám tim.
Siêu âm kiểu Doppler (Động): Dùng hiệu ứng Doppler của siêu âm để đo tốc độ tuần hoàn, xác định hướng của dòng máu và đánh giá lưu lượng máu. Có 3 loại Doppler: Doppler liên tục, Doppler xung, Doppler màu, người ta thường phối hợp hệ thống Doppler với siêu âm cắt lớp theo thời gian thật gọi là siêu âm DUPLEX. Ngày nay người ta còn mã hóa các dòng chảy của siêu âm chính là siêu âm Động-màu, siêu âm Doppler năng lượng (Power Doppler), siêu âm tổ chức (tissue doppler) và siêu âm chiều rất tiện cho việc thăm khám Tim-Mạch, sản khoa.
Siêu âm kiểu 3D. Trong những năm gần đây siêu âm 3D đã được ứng dụng rất rộng rãi, chủ yếu ở lĩnh vực sản khoa. Hiện nay có 2 loại siêu âm 3D, đó là loại tái tạo lại hình ảnh nhờ các phương pháp dựng hình máy tính và một loại được gọi là 3D thực sự (Live 3D, 3D real time, 4D). Siêu âm 3D do một đầu dò có cấu trúc khá lớn, mà trong đó người ta bố trí các chấn tử nhiều hơn theo hình ma trận, phối hợp với phương pháp quét hình theo chiều không gian nhiều mặt cắt, các mặt cắt theo kiểu 2D này được máy tính lưu giữ lại và dựng thành hình theo không gian 3 chiều. Ngày nay có một số máy siêu âm thế hệ mới đã có siêu âm 3 chiều cho cả tim mạch, tuy nhiên ứng dụng của chúng còn hạn chế do kỹ thuật tương đối phức tạp và đặc biệt là giá thành cao.
- Quá trình siêu âm trên bệnh nhân
Cần chuẩn bị gì khi siêu âm?
Chuẩn bị cho siêu âm như thế nào còn phụ thuộc vào vị trị cần kiểm tra trên người bạn. Một vài loại siêu âm không cần phải chuẩn bị. Một vài loại khác yêu cầu bạn phải kiêng một số loại thực phẩm hoặc phải uống nước, nhịn tiểu khoảng vài giờ trước khi thực hiện siêu âm. Khi bạn thực hiện siêu âm, bạn cần trao đổi với bác sĩ về tình trạng cụ thể của mình để được tư vấn và có kết quả chẩn đoán chính xác nhất.
Bạn có thể làm gì trong khi siêu âm?
Trong khi thực hiện siêu âm, bạn nằm trên một chiếc giường và được bôi một lượng gel nhỏ lên da. Gel này giúp bạn loại bỏ các bọt khí giữa đầu dò và cơ thể, để sóng siêu âm truyền tốt hơn. Đầu dò tạo ra một áp suất ép lên da tại các khu vực mà bạn được kiểm tra, di chuyển từ nơi này tới những nơi khác cần thiết.
Siêu âm thông thường không gây đau. Tuy nhiên, bạn có thể cảm thấy khó chịu khi thực hiện một số siêu âm mà đầu dò đi vào bên trong cơ thể, đặc biệt nếu bạn được yêu cầu phải nhịn tiểu,làm bọng đái bị đầy hoặc khi bác sỹ ép quá mạnh lên bề mặt da tại một số bộ phận khảo sát.. Một cuộc kiểm tra siêu âm thông thường diễn ra từ 20 phút tới 1 tiếng. Ở Việt Nam, do nhiều yếu tố liên quan nên đa số quy trình siêu âm thăm khám diễn ra không đủ tiểu chuẩn, siêu âm thông thường chỉ 3-10 phút.