Điều trị cận thị
Cập nhật lần cuối 10:00:18 / 28-06-2019

  1. Kính gọng là một trong những biện pháp cần thiết để điều chỉnh tật cận thị. Tùy theo mức độ cận thị, bệnh nhân cần đeo kính thường xuyên hay chỉ cần đeo kính khi nhìn xa (các bác sĩ nhãn khoa sẽ tư vấn cụ thể cho từng trường hợp). Nếu bệnh nhân cận thị được chỉnh kính đúng, thích hợp tiến triển cận thị sẽ chậm hơn.

Ngoài kính gọng bệnh nhân có thể dùng kính tiếp xúc, phương pháp này có lợi ích mỹ quan. Tuy nhiên người sử dụng phải đặc biệt thận trọng giữ vệ sinh nếu không sẽ tổn hại đến giác mạc có thể gây viêm hoặc loét giác mạc.

Đeo kính cận thị không thể làm dừng lại mức độ tăng số kính mà nó chỉ có thể điều chỉnh mức độ quang học.  Nếu thị lực kém đi và cần tăng số kính cận thị có nghĩa là cận thị tiến triển (độ cận thị nặng thêm).

Ngoài việc chỉnh kính, để hạn chế cận thị tiến triển, giữ ổn định số kính cận thị và đề phòng các biến chứng cận thị như xuất huyết dịch kính, võng mạc, bong võng mạc … dẫn đến giảm thị lực trầm trọng, bệnh nhân cần được  điều trị bằng một số phương pháp thích hợp làm hạn chế tăng số kính cận thị tiến đến ổn định độ cận thị và đề phòng biến chứng cận thị.

  1. Vật lí trị liệu: tác động làm phục hồi chức năng điều tiết mắt, tăng cường tuần hoàn cơ thể mi, võng mạc, tăng cường trao đổi chất, tăng cường trương lực cơ như: Luyện tập điều tiết trên máy, thuốc tác động lên điều tiết, dùng sóng siêu âm, điện, điện tử, lazer năng lượng thấp.

Từ những năm đầu của thập kỷ 80 do có sự tiến bộ vượt bậc của khoa học - tia Laser đã được sử dụng rộng rãi và có hiệu quả trong khám và điều trị các bệnh nhãn khoa. Năm 1981 nhiều công trình nghiên cứu thực nghiệm trờn động vật và điều trị lõm sàng cho thấy tia laser năng lượng thấp kích thích võng mạc, thể mi – làm tăng tuần hoàn vừng mạc, tăng trao đổi chất tế bào để điều trị một số bệnh vừng mạc: thoái hoá HVM, thoái hoà võng mạc vựng hoàng điểm, viờm, teo gai thị, thị thần kinh, điều trị tật khúc xạ, nhược thị ở trẻ em. Điều trị bằng Laser công suất thấp, là phương pháp ứng dụng kỹ thuật hiện đại và có hiệu quả cao, an toàn, không có biến chứng và tác dụng phụ.

  1. Phẫu thuật:

Đối với trẻ em cận thị có số kính tăng nhanh (trên 1,0 điốp/ năm) cần can thiệp phẫu thuật ghép độn củng mạc để hạn chế mức độ tăng số kính và giãn lồi củng mạc.

Đối với bệnh nhân trên 18 tuổi có độ cận thị ổn định có thể phẫu thuật điều trị cận thị bỏ kính bằng Laser excimer (LASIK).

Nhận sự Tư vấn Hỗ trợ Cấp Chứng chỉ hành nghề Y Dược tại Rolatex.net và Tuyendungyduoc.vn
Liên hệ: 096 229 3232 hoặc 0866 5959 32
Email: hotro@tuyendungyduoc.vn