HƯỚNG NGHIỆP DƯỢC SĨ THÀNH ĐẠT PHẦN 2
Cập nhật lần cuối 14:22:38 / 27-05-2019

  1. Thái độ

Doanh nghiệp đánh giá cao nhất là bạn có thái độ chủ động, tích cực xử lý vấn đề hay không? Đi làm khác hẳn với việc học trên trường, trên trường thông thường các bạn sẽ xử lý các vấn đề kỹ thuật đã được hướng dẫn kỹ càng, do đó đáp án của bài tập chỉ là đúng hoặc sai. Nhưng trong công việc, có nhiều đáp án cho một vấn đề, nhiều đáp án còn trái ngược nhau, ngoài ra, sẽ không có chuyện cầm tay chỉ việc như trong giai đoạn học đai học, người mới đi làm sẽ rất hoang mang, gặp nhiều khó khăn trong giai đoạn đầu. Ví dụ trong phần 1, tôi có kể về câu chuyện bạn TDV OTC bị nhà thuốc thử, lúc đó bạn sẽ có những lựa chọn cách giải quyết như sau: bỏ về, cãi nhau với nhà thuốc, nhẫn nãi chờ đợi, giải thích. Lựa chọn theo cách nào thì bạn TDV cần phải tích cực, chủ động tham khảo người khác để có cách giải quyết đúng cách, không thể chờ đợi doanh nghiệp hướng dẫn được.

Một thái độ khác là khiêm tốn, đúng là để được vào học hệ đại học ngành Dược điểm số của các bạn phải rất cao, học trong trường cũng vất vả hơn rất nhiều so với các bạn sinh viên khối ngành khác. Thế nhưng “học giỏi” không đồng nghĩa với “giỏi”, nhiều bạn lầm tưởng hai khái niệm nên khi đi làm, giao tiếp với khách hàng và đồng nghiệp, nghĩ rằng mình giỏi, nên thái độ cư xử thiếu khiêm tốn, coi mình là bề trên, chỉ chọn công việc nhẹ nhàng, nên nhanh chóng bị loại ngay từ vòng phỏng vấn.

  1. Kỹ năng

Hầu hết các doanh nghiệp vẫn có thể nhận những bạn mới ra trường, kinh nghiệm và kỹ năng còn rất non nớt. Tuy nhiên, họ sẽ không chấp nhận một bạn trắng tinh hoàn toàn. Có thể các bạn chưa hình dung rõ ràng nghề Dược là gì, nhưng chí ít các kỹ năng mềm như kỹ năng bán hàng, giao tiếp, làm việc nhóm, đã phải có, đủ để doanh nghiệp đào tạo các bạn lên cao. Do đó, nếu như các bạn chỉ học, không đi làm thêm, hoặc đi làm thêm các công việc không đòi hỏi kỹ năng mềm liên quan đến nghề nghiệp tương lai thì cơ hội sẽ là rất thấp.

  1. Quan hệ

Làm việc trong ngành Dược, kỹ năng xây dựng quan hệ tốt, đặc biệt với những người đã đi làm cũng là một yếu tố then chốt trong việc lọt vào mắt xanh của nhà tuyển dụng. Nhiều bạn cho rằng chỉ cần có chuyên môn tốt, không cần phải có quan hệ với nhà tuyển dụng cũng sẽ nhận được việc, nhất là những công việc chuyên môn. Đây là một lầm tưởng khá nghiêm trọng, vì có rất nhiều dược sỹ sau khi du học nước ngoài về, chật vật rất lâu mới tìm được việc làm phù hợp. Nguyên nhân là do các bạn không có quan hệ gì với doanh nghiệp, khi về nước dù có năng lực chuyên môn tốt, nhưng lại không phù hợp với các doanh nghiệp. Còn đối với các bạn bên mảng kinh tế Dược, hãy thử tưởng tượng, nếu như có một anh chị đã đi làm, cầm hồ sơ của bạn lên nộp cho quản lý và giới thiệu về bạn, liệu cơ hội của bạn có cao hơn rất nhiều không?

  1. Thành tích

Không phải thành tích học tập, vì như anh Lê Văn Sản PTGĐ Nam Dược có nói trong một lần phỏng vấn: “Bằng cấp không nói lên quá nhiều về ứng viên, chúng tôi cần nhiều yếu tố để đánh giá như thái độ, kỹ năng…” Mà để chứng tỏ điều đó thì bạn cần có thành tích trong công việc cụ thể. Hãy thử tưởng tượng, trong buổi phỏng vấn tuyển dụng, thay vì nói “Em có kỹ năng giao tiếp tốt, bán hàng tốt, bla bla….” bạn sẽ nói là: “Em đi làm cho công ty X. đạt được doanh số thế này, thành tích thuộc top bán hàng….”. Cách nói nào sẽ thuyết phục hơn?

Khi đã có 4 tiêu chí này, việc phỏng vấn trở nên vô cùng dễ dàng. Tôi có một cậu sinh viên, giờ đang làm Marketer cho một doanh nghiệp Việt với thu nhập khoảng 15 triệu/ tháng. Khi chưa ra trường, doanh nghiệp đã chủ động hỏi tôi về bạn này. Thậm chí, khi đi phỏng vấn tuyển dụng với sếp trực tiếp, bạn còn chưa chuẩn bị gì cả, nhưng sang đến nơi, doanh nghiệp chỉ hỏi công việc bạn đã làm và thành tích, bạn đã kể rõ được những công việc đã làm, thái độ vượt khó trong công việc. Chỉ cần như thế bạn đã được doanh nghiệp nhận luôn để thử việc vào năm cuối với mức lương khởi điểm là 3 triệu. Trong ví dụ trên rõ ràng bạn sinh viên này đã có đủ 4 tiêu chí: thái độ vượt khó, kỹ năng công việc, quan hệ (thầy giới thiệu) và thành tích rõ ràng.

Ngược lại, có một học trò khác của tôi hiện nay vẫn đang đi học. Giai đoạn đầu, thái độ chưa nghiêm túc trong việc đi làm thêm. Mặc dù bạn ấy đẹp trai, cao ráo, giỏi thể thao, tuy nhiên khi đi phỏng vấn công việc làm thêm cùng một bạn học khác, nhà tuyển dụng sớm nhận ra bạn này chưa nghiêm túc trong công việc, và do đó họ dành cơ hội làm thêm cho một bạn khác.

Để kết luận, bạn có cửa khi tìm được việc làm phù hợp với mức thu nhập cao hay không phụ thuộc rất nhiều vào bạn có 4 tiêu chí là thái độ lao động có tốt, kỹ năng nghề nghiệp cơ bản, quan hệ tốt với các anh chị đi làm, thành tích lao động cụ thể hay không? Để có được 4 tiêu chí trên, bạn cần đi làm thêm ngay từ khi còn ngồi trên ghế


Nhận sự Tư vấn Hỗ trợ Cấp Chứng chỉ hành nghề Y Dược tại Rolatex.net và Tuyendungyduoc.vn
Liên hệ: 096 229 3232 hoặc 0866 5959 32
Email: hotro@tuyendungyduoc.vn