Những khó khăn trong nghề điều dưỡng
Cập nhật lần cuối 09:05:35 / 18-02-2019

          Khi nói về những khó khăn của nghề điều dưỡng, các điều dưỡng viên thường giảm căng thẳng trong nghề bằng cách chăm sóc bản thân nhiều hơn. Những khó khăn mà khó khắc phục lại nhà những yếu tố cần quan tâm nhất vì chúng ảnh hưởng trực tiếp đến việc lựa chọn đúng ngành nghề.












1/ Yêu cầu sức khỏe của một điều dưỡng viên

          Những vấn đề về xương khớp và đau lưng thường khá phổ biến trong nghề điều dưỡng, đặc biệt là những điều dưỡng làm việc trong bệnh viện. Các điều dưỡng phải đứng rất nhiều và thường phải nâng, đỡ hoặc bế bệnh nhân hàng ngày. Các vấn đề về bàn chân có thể giảm đáng kể nếu bạn tìm được cho mình một đôi giày phù hợp. Cùng với những bài tập co giãn lưng và thể dục có thể giảm thiểu các vấn đề về lưng.

2/ Thời gian làm việc dài

          Một ca làm việc của điều dưỡng bệnh viện thường kéo dài trong 12 tiếng. Tuy nhiên, nếu có nhiều bệnh nhân cần chăm sóc thì thời gian làm việc có thể kéo dài đến 15 tiếng, áp lực công việc là rất lớn về cả tinh thần và thể chất. Cũng cần nhắc đến rằng những điều dưỡng có tuổi nghề thấp thường phải làm việc qua đên và cả vào những ngày nghỉ.


3/ Thường tiếp xúc với nguồn bệnh

          Dù có rất nhiều biện pháp bảo vệ bản thân khỏi vi khuẩn và nguồn bệnh, khả năng bạn nhiễm bệnh từ bệnh nhân vẫn rất đáng lưu ý. Nguy hiểm nhất là việc không may chạm vào đầu kim có dính máu của bệnh nhân hoặc bị dính các loại dịch cơ thể vào mắt (trong đỡ để bệnh nhân). May mắn thay, các dụng cụ y tế cho phép khử trùng và kiểm tra khả năng nhiễm bệnh trong các trường hợp này.

4/ Stress và áp lực

          Là một điều dưỡng viên tất nhiên phải sẵn sàng đương đầu với mọi stress và áp lực. Bạn rất ít khi được nghĩ ngơi trong giờ làm việc, luôn phải suy nghĩ nhanh nhạy trong những tình huống cận kề cái chết của bệnh nhân và phải giữ được sự bình tĩnh khi làm việc với những bệnh nhân khó tính và người nhà bệnh nhân. Dù phải đối mặt với vô vàn áp lực, các điều dưỡng viên vẫn phải trả lời mọi câu hỏi của bệnh nhân một cách thật thân thiện để tạo không khí thoải mái.

5/ Kiềm chế cảm xúc

          Các điều dưỡng đã chứng kiến rất nhiều nỗi đau khác nhau của bệnh nhân, dần dần khiến điều dưỡng trở nên vô cảm. Thử nghĩ đến việc bạn hàng ngày phải chăm sóc một người mẹ trẻ đang phải chống chọi với bệnh ung thư hoặc điều trị cho những bệnh nhân bị tai nạn. Hoặc khó khăn hơn cả là những điều dưỡng trong bệnh viện, hàng ngày phải nhìn rất nhiều người qua đời trên giường bệnh. Do vậy, làm một điều dưỡng cũng cần phải học cách kiềm chế cảm xúc của bản thân.



Nhận sự Tư vấn Hỗ trợ Cấp Chứng chỉ hành nghề Y Dược tại Rolatex.net và Tuyendungyduoc.vn
Liên hệ: 096 229 3232 hoặc 0866 5959 32
Email: hotro@tuyendungyduoc.vn