Hầu hết các nhà tuyển dụng sẽ quyết định có nhận ứng viên hay không trong vòng 90 giây phỏng vấn đầu tiên. Để sinh viên có thể dễ dàng tìm được 1 công việc yêu thích ban tư vấn tuyển sinh Trường Cao đẳng y khoa Phạm Ngọc Thạch sẽ chia sẻ 1 vài kinh nghiệm xin việc hiệu quả nhất.
Quy trình phỏng vấn Dược sĩ của hầu hết các công ty trong nước đều là phỏng vấn trực tiếp sau khi nhà tuyển dụng lọc hồ sơ. Tuy nhiên khi bạn đi phỏng vấn tại Công ty, xí nghiệp Dược phẩm nước ngoài, quá trình phỏng vấn khắc nghiệt hơn rất nhiều với 3 – 4 vòng phỏng vấn. Trong đó, vòng đầu tiên do Sếp trực tiếp phỏng vấn bạn, các vòng tiếp theo ở những vị trí cao hơn, vòng cuối cùng thường là vòng phỏng vấn của nhân sự, một vài công ty có thể áp dụng theo quy trình ngược lại. Tuy nhiên để làm việc tại Công ty nước ngoài, bạn cần có trình độ chuyên môn và tính kỷ luật cao độ để hoàn thành công việc, tương xứng với mức lương mà mình được nhận.
Một số hình thức phỏng vấn phổ biến:
- Hình thức phỏng vấn nhiều ứng viên Dược sĩ một lúc:
Đối với những công ty lớn và có nhiều ừng viên, vòng đầu tiên Dược sĩ sẽ được phỏng vấn theo nhóm 5 – 10 người để trả lời những câu hỏi, tình huống của 1 hoặc nhiều leader cùng làm ban giám khảo.
Ở vòng phỏng vấn này, tất cả ứng viên trong cùng 1 nhóm sẽ được nhận câu hỏi về các chủ đề liên quan đến ngành Dược sau đó thuyết trình về chủ đề đó. Tiêu chí chính để nhà tuyển dụng đánh giá trình độ của bạn dựa vào: khả năng thuyết trình, khả năng giao tiếp, cách giải quyết tình huống cũng như những hiểu biết của bạn về ngành Dược.
- Hình thức phỏng vấn 1 ứng viên Dược sĩ.
Phần lớn các công ty Dược đều phỏng vấn theo hình thức này để nhà tuyển dụng có thể hiểu nhiều hơn về ứng viên. Mỗi nhà tuyển dụng sẽ có câu hỏi phỏng vấn và tình huống giả định khác nhau, tuy nhiên khi bạn đã tốt nghiệp các trường Đại học, Cao đẳng Dược, có đủ kiến thức và chuẩn bị tâm lý sẵn sàng, hãy tự tin trả lời trong hiểu biết và nói lên quan điểm của mình. Bạn nên trả lượi ngắn gọn, xúc tích không nên diễn dải dài dòng và lan man.
Tổng hợp những bí quyết để có buổi phỏng vấn thành công
Trên thực tế trong một cuộc khảo sát với hơn 2000 doanh nghiệp, có tới 30% nhà tuyển dụng quyết định tuyển dụng ứng viên hay không trong 90 giây đầu tiên. Bởi vậy ấn tượng ban đầu quyết định rất nhiều đến khả năng trượt hay trúng tuyển của bạn. Chính vì thế ngoài việc chuẩn bị về kiến thức, hãy xây dựng cho mình một phong cách chỉn chu, sạch sẽ khi đi phỏng vấn nhé!
Giao tiếp bằng ánh mắt cũng là điểm nhấn quan trọng trong buổi phỏng vấn. Có tới hơn 2/3 ứng viên thường xuyên nhìn xuống khi phỏng vấn và hơn 1/3 ứng viên tiết kiệm quá mức nụ cười. Việc tự tin nhìn thẳng và giữ thần thái tươi tỉnh thể hiện bạn là người sẵn sàng, chủ động và tạo cảm khác thoải mái cho người đối diện ảnh hưởng rất nhiều tới kết quả phỏng vấn của bạn đấy!
Sau khi kết thúc buổi phỏng vấn, dù thành công hay không đều mang đến cho bạn một trải nghiệm. Do đó hãy nhìn nhận lại buổi phỏng vấn và thể hiện sự chuyên nghiệp của mình qua những điều sau:
- Nói lời cảm ơn và chúc công ty/doanh nghiệp phát triển.
- Nghiêm túc nhìn lại những kiến thức và kỹ năng của mình thể hiện trong buổi phỏng vấn để rút kinh nghiệm cho bản thân.
- Phỏng vấn là một nghệ thuật, đôi khi bạn sẽ phải thất bại nhiều lần trước khi thành công, do đó đừng bao giờ từ bỏ ước mơ của mình, bạn nhé!
Quy trình phỏng vấn Dược sĩ của hầu hết các công ty trong nước đều là phỏng vấn trực tiếp sau khi nhà tuyển dụng lọc hồ sơ. Tuy nhiên khi bạn đi phỏng vấn tại Công ty, xí nghiệp Dược phẩm nước ngoài, quá trình phỏng vấn khắc nghiệt hơn rất nhiều với 3 – 4 vòng phỏng vấn. Trong đó, vòng đầu tiên do Sếp trực tiếp phỏng vấn bạn, các vòng tiếp theo ở những vị trí cao hơn, vòng cuối cùng thường là vòng phỏng vấn của nhân sự, một vài công ty có thể áp dụng theo quy trình ngược lại. Tuy nhiên để làm việc tại Công ty nước ngoài, bạn cần có trình độ chuyên môn và tính kỷ luật cao độ để hoàn thành công việc, tương xứng với mức lương mà mình được nhận.
Một số hình thức phỏng vấn phổ biến:
- Hình thức phỏng vấn nhiều ứng viên Dược sĩ một lúc:
Đối với những công ty lớn và có nhiều ừng viên, vòng đầu tiên Dược sĩ sẽ được phỏng vấn theo nhóm 5 – 10 người để trả lời những câu hỏi, tình huống của 1 hoặc nhiều leader cùng làm ban giám khảo.
Ở vòng phỏng vấn này, tất cả ứng viên trong cùng 1 nhóm sẽ được nhận câu hỏi về các chủ đề liên quan đến ngành Dược sau đó thuyết trình về chủ đề đó. Tiêu chí chính để nhà tuyển dụng đánh giá trình độ của bạn dựa vào: khả năng thuyết trình, khả năng giao tiếp, cách giải quyết tình huống cũng như những hiểu biết của bạn về ngành Dược.
- Hình thức phỏng vấn 1 ứng viên Dược sĩ.
Phần lớn các công ty Dược đều phỏng vấn theo hình thức này để nhà tuyển dụng có thể hiểu nhiều hơn về ứng viên. Mỗi nhà tuyển dụng sẽ có câu hỏi phỏng vấn và tình huống giả định khác nhau, tuy nhiên khi bạn đã tốt nghiệp các trường Đại học, Cao đẳng Dược, có đủ kiến thức và chuẩn bị tâm lý sẵn sàng, hãy tự tin trả lời trong hiểu biết và nói lên quan điểm của mình. Bạn nên trả lượi ngắn gọn, xúc tích không nên diễn dải dài dòng và lan man.
Tổng hợp những bí quyết để có buổi phỏng vấn thành công
Trên thực tế trong một cuộc khảo sát với hơn 2000 doanh nghiệp, có tới 30% nhà tuyển dụng quyết định tuyển dụng ứng viên hay không trong 90 giây đầu tiên. Bởi vậy ấn tượng ban đầu quyết định rất nhiều đến khả năng trượt hay trúng tuyển của bạn. Chính vì thế ngoài việc chuẩn bị về kiến thức, hãy xây dựng cho mình một phong cách chỉn chu, sạch sẽ khi đi phỏng vấn nhé!
Giao tiếp bằng ánh mắt cũng là điểm nhấn quan trọng trong buổi phỏng vấn. Có tới hơn 2/3 ứng viên thường xuyên nhìn xuống khi phỏng vấn và hơn 1/3 ứng viên tiết kiệm quá mức nụ cười. Việc tự tin nhìn thẳng và giữ thần thái tươi tỉnh thể hiện bạn là người sẵn sàng, chủ động và tạo cảm khác thoải mái cho người đối diện ảnh hưởng rất nhiều tới kết quả phỏng vấn của bạn đấy!
Sau khi kết thúc buổi phỏng vấn, dù thành công hay không đều mang đến cho bạn một trải nghiệm. Do đó hãy nhìn nhận lại buổi phỏng vấn và thể hiện sự chuyên nghiệp của mình qua những điều sau:
- Nói lời cảm ơn và chúc công ty/doanh nghiệp phát triển.
- Nghiêm túc nhìn lại những kiến thức và kỹ năng của mình thể hiện trong buổi phỏng vấn để rút kinh nghiệm cho bản thân.
- Phỏng vấn là một nghệ thuật, đôi khi bạn sẽ phải thất bại nhiều lần trước khi thành công, do đó đừng bao giờ từ bỏ ước mơ của mình, bạn nhé!