Siết chặt quy định đào tạo và tuyển sinh ngành Y dược
Cập nhật lần cuối 12:12:22 / 11-05-2018

 Nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ ngành y dược thì Bộ GD&ĐT đã đưa ra thông tư về việc siết chặt quá trình đào tạo cũng như tuyển sinh ngành Y dược.

Siết chặt đào tạo chuyên ngành Y dược.

  Thông tư 22 quy định rõ về việc mở và siết chặt tình trạng xin mở để được đào tạo đối với trình độ Đại học - Cao đẳng Y dược. Mục đích của quy định này đó là hạn chế một số thí sinh không có khả năng trong ngành y dược nhưng vẫn đăng kí thi như một biện pháp “chống trượt”. Đặc biệt trong mùa tuyển sinh năm 2017 vừa qua, có rất nhiều trường không chuyên ngành y dược nhưng vẫn tuyển dụng một số ngành liên quan tới y dược, đây còn là một dấu hỏi rất lớn cần được xử lí.

Nội dung thông tư 22 của Bộ GD&ĐT.

  Bộ đưa ra hàng loạt các tiêu chí để cải thiện chất lượng ngành y dược như:  "Đối với một số ngành thuộc nhóm ngành sức khỏe  giảng viên và người hướng dẫn thực hành các môn học, học phần liên quan đến khám chữa bệnh phải có chứng chỉ hành nghề khám - chữa bệnh, hoặc đã hoặc đang làm việc trực tiếp tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đủ điều kiện là cơ sở thực hành trong đào tạo nhóm ngành sức khỏe theo quy định"

  Đặc biệt, mỗi môn học thuộc kiến thức cơ sở ngành hoặc chuyên ngành của chương trình đào tạo phải có ít nhất một giảng viên cơ hữu có văn bằng, luận văn, luận án tốt nghiệp phù hợp với môn học chịu trách nhiệm giảng dạy, trong đó phải bảo đảm đủ số tiến sĩ tối thiểu.

 - Ngành y đa khoa: phải có 2 tiến sĩ thuộc lĩnh vực khoa học y sinh, 6 tiến sĩ thuộc lĩnh vực y học lâm sàng và một tiến sĩ thuộc lĩnh vực y học dự phòng (hoặc y tế công cộng)...nếu trường nào đó muốn mở đào tạo ngành này.

 - Đối với ngành Y học cổ truyền: phải có tối thiểu 02 tiến sỹ thuộc lĩnh vực khoa học y sinh, 03 tiến sỹ thuộc lĩnh vực y học cổ truyền và 01 tiến sỹ thuộc lĩnh vực y học dự phòng (hoặc y tế công cộng).

 - Đối với chuyên ngành Răng- Hàm-Mặt: có tối thiểu 02 tiến sỹ thuộc lĩnh vực khoa học y sinh, 02 tiến sỹ thuộc lĩnh vực y học lâm sàng, 03 tiến sỹ thuộc lĩnh vực răng-hàm-mặt.

 - Đối với ngành Y học dự phòng: phải có tối thiểu 02 tiến sỹ thuộc lĩnh vực khoa học y sinh, 01 tiến sỹ thuộc lĩnh vực y học lâm sàng và 04 tiến sỹ thuộc lĩnh vực y học dự phòng (hoặc y tế công cộng).

 - Đối với chuyên ngành Dược học: phải có tối thiểu 02 tiến sỹ ở các lĩnh vực thuộc về các môn học cơ sở ngành Dược và 03 tiến sỹ ở các lĩnh vực thuộc về các môn học chuyên ngành Dược.

 Ngoài ra đối với đội ngũ giảng viên, cán bộ nghiên cứu cơ hữu của ngành đăng ký đào tạo không được trùng với giảng viên cơ hữu của ngành khác..

 Thông tư 22 không chỉ siết chặt về đội ngũ giảng viên để được mở ngành đào tạo đối với các chuyên ngành Y dược mà còn siết thêm về điều kiện cơ sở vật chất.

Siết chặt về điều kiện cơ sở vật chất.

 Theo đó điều kiện cơ sở vật chất để được mở trình độ Đại học Y dược. Ví dụ đối với ngành y đa khoa ít nhất phải có các phòng thí nghiệm, thực hành về sinh học và di truyền y học, lý sinh, hóa học, giải phẫu. mô phôi, sinh lý, hóa sinh, vi sinh - ký sinh trùng, giải phẫu bệnh, sinh lý bệnh - miễn dịch, dược lý, dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm, sức khỏe môi trường và sức khỏe nghề nghiệp, điều dưỡng cơ bản...

 Với thông tư 22 được đưa ra đã và đang từng bước nâng cao chất lượng ngành y dược. Sinh viên ra trường với chuyên môn cao, thành thạo các trạng bị máy móc phục vụ cho quá trình công tác sau này.