Thủ tục mở phòng khám răng hàm mặt
Cập nhật lần cuối 10:51:26 / 20-09-2019

Bạn muốn mở phòng khám răng nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu? bạn muốn có giấy phép nhanh nhưng đã chi phí rất nhiều mà đến hạn vẫn chưa nhận được giấy phép? Mọi thắc mắc của các bạn sẽ được chúng tôi giải đáp bằng bài tư vấn quy trình, thủ tục xin cấp giấy phép hoạt động phòng khám chuyên khoa răng hàm mặt như sau:

  1. Điều kiện mở phòng chuyên khoa khám răng hàm mặt

Để được mở phòng khám chuyên khoa răng hàm mặt, bắt buộc phải có đăng ký kinh doanh dưới dạng công ty TNHH hoặc công ty cổ phần hoặc doanh nghiệp tư nhân, sau đó, tùy quy mô hoạt động của phòng khám mà điều kiện cụ thể có thể khác nhau. Với phòng khám chuyên khoa răng hàm mặt, các điều kiện cụ thể cần phải đáp ứng gồm:

Về cơ sở vật chất phải có:

  • Địa điểm cố định, tách biệt với nơi sinh hoạt gia đình;
  • Phòng khám phải được xây dựng chắc chắn, đủ ánh sáng, có trần chống bụi, tường và nền nhà phải sử dụng các chất liệu dễ tẩy rửa làm vệ sinh;
  • Phòng khám chuyên khoa phải có buồng khám bệnh, chữa bệnh có diện tích ít nhất là 10m2 và nơi đón tiếp người bệnh.
  • Nếu phòng khám chuyên khoa răng hàm mặt nếu có từ ba ghế răng trở lên thì diện tích cho mỗi ghế răng ít nhất là 5 m2.
  • Bảo đảm xử lý rác thải y tế theo quy định của pháp luật; bảo đảm vô trùng đối với buồng thực hiện thủ thuật.
  • Bảo đảm có đủ điện, nước và các điều kiện khác để phục vụ chăm sóc người bệnh

Về thiết bị y tế:

  • Có đủ thiết bị, dụng cụ y tế phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn mà cơ sở đăng ký;
  • Có hộp thuốc chống choáng và đủ thuốc cấp cứu chuyên khoa.

Về nhân sự:

  • Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của phòng khám chuyên khoa phải là bác sỹ có chứng chỉ hành nghề phù hợp với chuyên khoa răng hàm mặt và có thời gian khám bệnh, chữa bệnh ít nhất là 54 tháng tại chuyên khoa này.
  • Các đối tượng khác làm việc trong phòng khám chuyên khoa nếu có thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh thì phải có chứng chỉ hành nghề (chứng chỉ nha khoađiều dưỡng nha khoa) và chỉ được thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi công việc được phân công. Việc phân công phải phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn được ghi trong chứng chỉ hành nghề của người đó.
  1. Hồ sơ cần chuẩn bị và cơ quan có thẩm quyền giải quyết

Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động bao gồm:

  • Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động;
  • Bản sao quyết định thành lập của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân hoặc giấy chứng nhận đầu tư đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có vốn đầu tư nước ngoài;
  • Bản sao chứng chỉ hành nghề của người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật, người phụ trách bộ phận chuyên môn và danh sách ghi rõ họ tên, số chứng chỉ, phạm vi hoạt động chuyên môn của từng người hành nghề đối với bệnh viện; bản sao chứng chỉ hành nghề của từng người hành nghề đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác;
  • Bản kê khai cơ sở vật chất, thiết bị y tế, bản mô tả mô hình tổ chức và hồ sơ nhân sự;
  • Tài liệu chứng minh cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 43 của Luật Khám chữa bệnh;

Hồ sơ được đóng thành một bộ nộp tại Sở y tế. Trong vòng 90 ngày, Giám đốc Sở Y tế sẽ tổ chức thẩm định và quyết định cấp giấy phép hoạt động phòng khám, nếu không cấp phải nêu rõ lý do.

Nhận sự Tư vấn Hỗ trợ Cấp Chứng chỉ hành nghề Y Dược tại Rolatex.net và Tuyendungyduoc.vn
Liên hệ: 096 229 3232 hoặc 0866 5959 32
Email: hotro@tuyendungyduoc.vn