Tiềm năng và thách thức của ngành Dược Việt Nam
Cập nhật lần cuối 11:09:18 / 23-05-2018

Đứng trước sự đổi mới không ngừng của công nghệ, sự phát triển của ngành kinh tế thị trường ngành Dược Việt Nam có rất nhiều tiềm năng phát triển xong cũng gặp không ít thách thức trong quá trình xây dựng và phát triển ngành.
Tiềm năng phát triển của ngành Dược Việt Nam.
Ngành dược trước nay vẫn đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển ngành y tế Việt Nam. Học dược để có thể chế ra những viên thuốc giúp bảo vệ sức khỏe và điều trị bệnh cho con người. Thống kê của Cục Quản lý Dược cho biết, có nhiều địa chỉ đào tạo chuyên ngành Dược nhưng tỉ lệ Dược sĩ nước ta vẫn chưa thể đáp ứng được nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân, con số cụ thể được đưa ra là 1,19/10.000 dân. Đây là con số nói lên tình trạng thiếu hụt nguồn nhân lực trầm trọng của nước ta.
Do tiềm năng phát triển mạnh mẽ ngành Dược ở Việt Nam đã thúc đẩy các công ty sản xuất và cung ứng thuốc của nước ngoài có những chiến lược đầu tư lâu dài tại thị trường nội địa và đồng thời quá trình hội nhập quốc tế sẽ giúp những công ty Dược phẩm Việt Nam sẽ xuất khẩu ra những nước phát triển để có thể mở rộng thương hiệu của mình. Tất cả những yếu tố trên đã thúc đẩy ngành Dược trở nên quan trọng và nguồn nhân lực trở nên giá trị. Cử nhân Dược sau khi đi làm sẽ có mức lương khởi điểm ở mức 8-10 triệu đồng/tháng có một chế độ đãi ngộ tốt và mức thu nhập ở mức hấp dẫn hơn các ngành khác.
Cơ hội việc làm được mở ra với những sinh viên có niềm đam mê ngành Dược, không chỉ có cơ hội làm việc tại các công ty lớn, sinh viên Đại học, Cao đẳng Dược chính quy cũng có thể mở quầy thuốc để kinh doanh hoặc thành lập công ty Dược phẩm của riêng mình.
Thách thức lớn của ngành dược Việt Nam.
Đánh giá về những thách thức mà ngành dược Việt Nam gặp phải có hơn 90% cho rằng là do nguồn nguyên liệu không có sẵn và quy trình đấu thầu bệnh viện gặp nhiều khó khăn.
Các chính sách đấu thầu hiện nay vẫn bị nhiều doanh nghiệp cho là không phù hợp. Tình trạng các cơ sở sản xuất thuốc với công nghệ cao, chất lượng ít có khả năng trúng thầu vào các bệnh viện vẫn đang sảy ra, bởi các quy định trúng thầu còn nhiều bất cập. Việc các công tu đạt thang điểm từ 70-100 được chấm thầu như nhau dẫn tới tình trạng này sảy ra.
Thị trường dược còn gặp nhiều bất ổn chủ yếu là do nguyên liệu chưa ổn định. Bởi các công ty dược hiện nay còn phụ thuộc quá nhiều vào nguồn nguyên liệu từ nước ngoài. Theo thống kê hiện nay thì nguyên liệu chủ yếu của ngành dược Việt Nam chủ yếu là từ Trung Quốc và Ấn Độ. Do ngành công nghiệp hóa dầu và hóa chất của Việt Nam còn phát triển chậm, chưa bắt kịp với sự phát triển của công nghệ hóa học thế giới nên nguyên liệu của nước ta phụ thuốc tới 90% từ nước ngoài. Việc nhập khẩu nguyên liệu này ảnh hưởng khá nhiều tới giá thuốc cũng như ảnh hưởng của biến động tỷ giá làm cho việc xuất khẩu thuốc trở nên khó khăn hơn vì giá thuốc tăng đến 25% so với các nước lân cận.
Trong bối cảnh xu hướng công nghệ đang lan tỏa mạnh mẽ thì có được những chính sách khuyến khích doanh nghiệp mạnh dạn áp dụng công nghệ, nâng cao năng suất lao động và hiệu quả đầu ra sẽ là “đòn bẩy” để nâng tầm ngành dược quốc gia trong tương lai.