Tình trạng thiếu nhân lực ngành y dược ở Việt Nam hiện nay
Cập nhật lần cuối 10:19:28 / 14-05-2018

Khi sinh viên các khối ngành kinh tế, sư phạm, ngân hàng… đang trong tình trạng thừa nhân lực, thất nghiệp và cạnh tranh cao thì khối ngành y dược lại trong tình trạng thiếu nguồn nhân lực.
Các nhà tuyển dụng “lùng sục” đi tìm ứng viên phù hợp cho bệnh viện, phòng khám hay cơ sở y tế của mình. Mặc dù nguồn cầu về lao động nhiều là thế nhưng lại có một bộ phận không nhỏ nhân sự y dược thất nghiệp và làm trái ngành, nguyên do là tại đâu?
Tình trạng thiếu nhân lực ở Việt Nam.
Dự kiến đến năm 2020 ngành y tế Việt Nam cần bổ sung khoảng 55.000 bác sĩ; 10.00 dược sĩ; 83.000 điều dưỡng; 65.000 kỹ thuật viên y học;  vì vậy nhu cầu tuyển dụng nhân lực là rất cao.
Hiện nay, các nhóm ngành y tế đang được đào tạo tại các trường trung cấp, cao đẳng chuyên nghiệp và bậc đại học trên khắp cả nước. Tùy vào năng lực học tập, mà bạn lựa chọn bậc học và ngành học cho riêng mình.
Nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng tăng nên lượng nhân sự cho ngành y tế phải ngày càng cao, càng nhiều để đáp ứng được nhu cầu của người khám bệnh.
Hệ thống đào tạo ngành y dược trên địa bàn cả nước.
Hiện nay sinh viên trong khối ngành y dược đang được đào tạo ở các trường đạo học, cao đẳng, trung cấp trên địa bàn cả nước. Tùy theo năng lực của từng cá nhân mà chọn trường phù hợp cho mình.
Hệ thống quy mô chất lượng đào tạo và cơ sở vật chất đạt chuẩn ngày càng nhiều. Đồng thời đưa ra các ưu đãi hấp dẫn cho nhân viên khối ngành này. Để nâng cao chất lượng đào tạo cũng như chất lượng dịch vụ, chính phủ đã đưa ra những đãi ngộ phù hợp cho khối ngành này. Đặc biệt là đẩy mạnh công tác đào tạo cũng như siết chặt quy chế tuyển sinh để có chất lượng đầu ra đảm bảo tốt nhất.
Dự kiến đến năm 2020, tổng kinh phí đầu tư cho đào tạo nguồn nhân lực y tế là 1.512 tỷ đồng. Trong đó đào tạo bậc tiến sĩ 250 chỉ tiêu, bậc thạc sĩ 1.700 chỉ tiêu, Chuyên khoa I là 4.416 chỉ tiêu, Chuyên khoa II là 1.497 chỉ tiêu cho các bậc sau đại học.
Tình trạng sinh viên  dược ra trường làm trái ngành và thất nghiệp là do đâu?
Mặc dù luôn trong tình trạng thiếu nhân lực ngành y dược, tuy nhiên vẫn còn một bộ phận không nhỏ sinh viên ngành y ra trường thiếu việc làm hay làm trái ngành. Nguyên nhân này do đâu?
Nguyên nhân chủ yếu là do chất lượng đào tạo chưa tốt, một số trường không chuyên ngành y dược cũng xin cấp phép mở khoa y ngày một nhiều. Không chỉ vậy chất lượng đào tạo tại một số trường trung cấp tại các tỉnh còn yếu, cơ sở vật chất còn chưa đáp ứng đầy đủ được dẫn tới tình trạng sinh viên không thành thạo các quy trình, không biết sâu chuyên môn, chỉ được học trên sách vở.
Tình trạng sinh viên khi ra trường không rõ ngành học, không hiểu chuyên môn còn nhiều, mặc dù chính phủ đã đầu tư cải thiện nhiều xong tình trạng này vẫn chưa được khắc phục hoàn toàn.
Hiện nay tuy Việt Nam không còn trong tình trạng thiếu nhân lực nữa nhưng dân số ngày càng tăng đồng nghĩa với việc nhu cầu khám chữa bệnh ngày một nhiều, chính vì vậy chúng ta vẫn cần nhiều nguồn nhân lực ngành y dược để có thể đáp ứng đầy đủ nhất các nhu cầu của người dân.