Trên lý thuyết, trình dược viên là những người làm nghề giới thiệu thuốc, là trung gian giữa nhà sản xuất và nhà tiêu dùng. Nhiệm vụ chính của Trình dược viên là thông tin, giới thiệu thuốc (chỉ định, chống chỉ định, cơ chế…) cho cán bộ y tế. Điều này giúp cho cán bộ Y tế có thể thường xuyên được cập nhật thông tin về các loại thuốc mới trên thị trường và từ đó kê đơn cho Bệnh nhân hợp lí và hiệu quả nhất. Như vậy, nếu đơn thuần xét về mặt trách nhiệm thì vai trò của trình dược viên là vô cùng quan trọng trong hệ thống y tế. Tuy nhiên, mỗi công việc đều có 2 mặt của nó.
Xét về 1 mặt tích cực, Trình dược viên có thể là 1 nghề đáng để ao ước với những ưu thế đặc biệt so với c ác nghề khác. Khi nghe đến nghề Trình dược viên, có thể nhiều bạn sẽ bị ấn tượng ngay rằng đó là 1 công việc có lương cao. Quả thật đúng như vậy, hiện nay trình dược viên cho các công ty tư nhân của Việt Nam, lương trung bình khoảng 4-5 triệu, ngoài ra còn có thưởng nếu vượt doanh số hoặc chiết khấu theo số luợng hang bán được. Đối với các hang dược phẩm nước ngoài thì mức lương còn có thể cao hơn nữa, trung bình từ 7-10 triệu, ngoài ra cũng được thuởng nên mức lương còn có thể cao hơn nữa. Có trình dược viên kiếm được vài chục triệu 1 tháng.
Ngoài những ưu đãi nổi bật về lương, Trình dược viên còn có nhiều ưu đãi khác như công việc rất thoải mái về mặt thời gian, chủ động trong công việc, thường xuyên được ‘up date’ các thông tin về thuốc, các mối quan hệ xã hội được mở rộng…
Tuy nhiên, hiện nay, mặt trái của nghề TDV ngày càng bị phanh phui, mổ xẻ trên các mặt báo, đi kèm với những lên án gay gắt về nó. Trên thực tế, đây không phải là công việc ai cũng làm được, tuy lương cao nhưng cũng khá là ‘vất vả’, đồng thời đây cũng là 1 nghề không biên chế, ít ổn định, nhiều phiêu lưu…. Hơn nữa, ngoài bằng cấp chuyên môn về y dược, còn cần các kiến thức về kinh tế, kĩ năng giao tiếp, thuyết trình, có mối quan hệ rộng…và tố chất rất quan trọng nữa đó là sự kiên trì và sự khéo léo. 1 TDV tâm sự:” Thời gian đầu, công việc đòi hỏi phải mày mò tìm kiếm các mối quan hệ nên rất mệt mỏi và vô cùng khó khăn. Tưởng đơn giản là đến các nhà thuốc, giới thiệu sản phẩm thuốc và thuyết phục họ đồng ý mua thuốc… nhưng hóa ra để tìm kiếm được các hợp đồng mua thuốc cũng chẳng đơn giản chút nào. Để bán được hàng, phải chấp nhận “ăn hoa hồng” ít đi, thậm chí hạ giá thành cho nhà thuốc”
Để đạt được mức lương cao như vậy, TDV cũng phải đổ không ít công sức, mồ hôi, nước mắt và thậm chí phải trả giá đắt hơn rất nhiều, nhưng cũng có người nói đây chỉ là nghề buôn ‘nước bọt’. Nhiều người vẫn nói, làm cái nghề này thì phải khéo léo, biết cách ăn nói, nịnh nọt bác sĩ.
1 TDV từng nói: ‘nếu Bệnh nhân coi bác sĩ là vị cứu tinh của mình, thì các công ty dược và TDV coi bác sĩ là thượng đế”. Vì thế, muốn không bị mất việc và có lương cao, các TDV phải ‘bám riết’ lấy bác sĩ ở mọi lúc mọi nơi (bệnh viện, phòng khám tư, nhà riêng, quán caphê…). Nếu để mất long bác sĩ thì có thể mất việc như chơi. Việc ‘bám riết’ này có thể đơn giản như tặng quà, chiêu đãi ăn uống, mời bác sĩ đi chơi nhưng quan trọng nhất vẫn là phải chi hoa hồng cho Bác sĩ. Chi hoa hồng càng đậm, bác sĩ mới kê đơn nhiều. Và như vậy, Trình dược viên đã gián tiếp tiếp tay cho bác sĩ ‘móc’ túi tiền của bệnh nhân, 1 hành động đang bị xã hội lên án rất nhiều.
Chính những hành động đáng lên án này, mà vai trò của nghề TDV bị nhiều người trong xã hôi bôi xấu và hiểu nhầm, làm mất đi giá trị ban đầu của công việc này.
Thực tế cho thấy, sinh viên nghành dược hiện nay ra trường có 1 tỷ lệ lớn đi làm TDV, phần đông trong số họ đi làm vì mức lương cao của công việc này và để học lấy kinh nghiệm, sau khi làm 2,3 năm có thể tìm kiếm 1 vị trí công việc cao hơn như quản lý ở 1 công ty nào đó. Một số TDV nếu làm tốt, có thể nhanh chóng được thăng chức lên làm quản lý trình (SUP), nhiệm vụ của 1 SUP là phải quản lý công việc của 1 nhóm TDV, kiểm tra xem hàng ngày TDV làm gì, ở đâu, có sai sót, gian dối nào không, có giống như những gì họ báo cáo lại không…
Tóm lại, có thể thấy nghề TDV có nhiều cơ hội và thách thức nhưng cũng là 1 nghề khá thú vị. Hi vọng những thông tin trên có thể giúp ích phần nào cho bạn đọc hiểu rõ hơn về nghề TDV- 1 nghề không chỉ trải toàn hoa hồng.