Vấn đề nóng ngành y dược - Tình trạng cho thuê bằng dược sĩ
Cập nhật lần cuối 10:54:30 / 22-05-2018

Kinh tế xã hội ngày càng phát triển kéo theo đó là trình độ dân trí của người dân tăng lên và nhu cầu dùng thuốc để chữa phòng bệnh tăng lên. Nắm bắt được nhu cầu này nhiều người dù không có bằng Dược sĩ nhưng vẫn “thuê bằng dược sĩ” của người khác để kinh doanh trong lĩnh vực này.

Vấn đề này sảy ra trong nhiều năm qua, mặc dù chính phủ đưa ra nhiều biện pháp phạt xong tình trạng này vẫn còn tồn tại.

Tình trạng môi giới mở nhà thuốc trọn gói.

Người muốn mở nhà thuốc kinh doanh chỉ cần tìm đến các đơn vị môi giới trên các trạng MXH và bỏ ra một số tiền là có thể có giấy phép mở phòng khám mà không cần học qua trường lớp nào liên quan tới ngành y.

Hiện nay không chỉ cho thuê bằng mở phòng khám mà còn xuất hiện tình trạng mở nhà thuốc trọn gói. Người muốn mở nhà thuốc chỉ cần liên hệ với các “cò” chuyên các lo các dịch vụ mở nhà thuốc và bỏ ra một số tiền là có thể có giấy phép mở phòng khám mà không cần học qua trường lớp nào liên quan tới ngành y.

Trong cuộc nói chuyện bí mất, một người cho biết họ có thể lo tất cả các thủ tục mở phòng khám nếu khách hàng có nhu cầu, kể cả khách hàng không có bằng dược sĩ cũng có thể mở nhà thuốc bằng cách thuê bằng dược sĩ của người khác.

Tình trạng sinh viên ngành dược sĩ ra trường có nhiều người bị môi giới và chấp nhận cho thuê bằng dược sĩ với giá từ 4-7 triệu đồng. Theo thống kê của Sở y tế TP.HCM thì hàng tuần số trường hợp xử lí các nhà thuốc không đúng quy định chiếm số lượng lớn. Với tình trạng cho thuê bằng vô tổ chức ngày càng nhiều như vậy thì người chịu ảnh hưởng trực tiếp chính là người dân mua thuốc tại các cơ sở không đảm bảo này.

Hình thức cho thuê bằng dược sĩ.

Hình thức cho thuê bằng dược sĩ là người có bằng cho người có nhu cầu thuê bằng được 2 bên thỏa thuận hợp lí bằng một mức giá nào đó. Người thuê bằng đứng tên làm thủ tục cấp phép mở nhà thuốc và xin nâng cấp lên nhà thuốc GPP. Công việc sau đó là người thuê bằng Dược sĩ sẽ trực tiếp quản lý và thực hiện công việc tư vấn, cấp phát thuốc còn người có bằng Dược sĩ thì không có mặt tại nhà thuốc do mình đứng tên.

Hậu quả mà Dược sĩ phải chịu khi cho thuê bằng mở nhà thuốc.

Theo tin tức ngành y dược mới nhất hiện nay về quy đinh luật Dược trong việc kinh doanh thuốc, sử dụng thông tin quảng cáo thuốc, lưu hành thuốc đặc biệt là điều kiện để mở nhà thuốc đạt chuẩn GPP điều kiện bắt buộc là phải có bằng Đại học Dược. Đây là điều kiện cần trong thủ tục để hoàn thiện việc cấp phép và đăng ký giấy phép hoạt động kinh doanh nhà thuốc đạt chuẩn GPP, ngoài ra bản thân Dược sĩ Đại học cũng cần phải có chứng chỉ hành nghề để có thể mở được nhà thuốc theo quy định của luật hiện hành.

Theo Nghị định của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính về thuốc, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế có hiệu lực đối với từng trường hợp cụ thể như sau:

- Hành vi giả mạo, thuê, mượn hoặc cho cá nhân, tổ chức khác thuê, mượn chứng chỉ hành nghề: Người Dược sĩ cho thuê bằng là tước chứng chỉ hành nghề trong thời hạn từ 6 tháng đến 12 tháng.

- Với nhà thuốc khi cơ quan kiểm tra vắng mặt các Dược sĩ đứng tên nhưng không thực hiện việc ủy quyền hoặc cử người thay thế theo đúng quy định của pháp luật: Mức phạt sẽ từ 5 – 8 triệu. Bên cạnh đó còn bị phạt bổ sung tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề trong thời hạn 3 tháng.

Theo nhiều người nhận định thì mức phạt như vậy còn nhẹ, nên tình trạng này còn diễn ra nhiều và ngày càng lan rộng, cơ quan nhà nước vào cuộc vẫn khồng thể ngăn chặn tình trạng này.