Y dược với việc nâng cao chất lượng đào tạo ngành
Cập nhật lần cuối 10:23:59 / 15-05-2018

Nhu cầu tuyển dụng nhân sự ngày một nhiều, số lượng đào tạo tại các trường không ngừng tăng lên, thế nhưng vẫn có khá nhiều sinh viên ngành y dược ra trường không có việc làm. Nguyên nhân là do chất lượng đào tạo không đảm bảo, một bộ phận sinh viên ra trường không đáp ứng được yêu cầu nhà tuyển dụng.
Chính phủ cần đưa ra các biện pháp để nâng cao chất lượng đào tạo ngành y dược.

Tình trạng đủ số lượng, thiếu chất lượng trong ngành y dược Việt Nam.
Mặc dù Bộ Y tế luôn tạo mọi điều kiện đào tạo cho công tác đào tào bổ sung nguồn nhân lực phục vụ trong lĩnh vực Y Dược, nhưng với sự phát triển không ngừng của xã hội thì hiện nay vẫn chưa đáp ứng đủ nhân lực để phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh của người dân.
Theo thống kê của Bộ y tế hiện nay thì chỉ có 1 Dược sĩ trên 1000 dân, đây được cho là tỉ lệ quá thấp so với mức độ dân số hiện nay của Việt Nam. Chính vì vậy nên chưa thể đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh cho người dân.
Xã hội phát triển đồng nghĩa với việc nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng tăng, kèm theo sự phát triển là ô nhiễm môi trường và có nhiều bệnh mới khiến cho ngành y dược “trở tay không kịp”. Thiếu hụt y bác sĩ trong công tác khám chữa bệnh cho người dân ở các tuyển cơ sở, các bệnh viện, phòng khám ở nhiều nơi, đặc biệt là ở các tỉnh lẻ, vùng núi cao khó khăn mà y tế chưa tiếp cận được.

Phân bổ nhân lực không đồng đều.
Mặc dù nguồn nhân lực thiếu hụt nhiều xong chủ yếu nguồn nhân lực chỉ tập trung tại bệnh viện là chủ yếu, đặc biệt là các bệnh viện lớn.
Rất ít sinh viên ra trường có nhu cầu làm việc tại các cơ sở y tế tuyến xã, phường hoặc tuyến huyện. Các bác sĩ chuyên ngành thì đang đua nhau xin vào các phòng khám và bệnh viện tư nhân do lương và trợ cấp cao hơn nhiều so với bệnh viện công. Chính những nguyên nhân trên gây ra tình trạng “nhân lực thiếu nhưng phân bổ không đều”.

Nâng cao chất lượng trong đào tạo sinh viên ngành y năm 2018.
Chỉ tiêu tuyển sinh năm 2018 vẫn tiếp tục tăng, tuy nhiên ngưỡng điểm chuẩn đầu vào bậc đại học luôn trong trạng thái “cao chót vót”, gây khó khăn cho các thí sinh có lực học khá và trung bình.
Tuy nhiên ngoài bậc đại học chúng ta còn có thể đăng ký vào các trường cao đẳng, trung cấp tùy theo lực học và nguyện vọng của mỗi thí sinh.
Bộ tăng cường giám sát đào tạo nhân lực y tế, tập trung vào công tác đào tạo liên thông, liên kết, đào tạo cử tuyển, đào tạo theo địa chỉ sử dụng, công tác tuyển sinh, đảm bảo bảo chất lượng đào tạo. Thực hiện các giải pháp đảm bảo chất lượng đào tạo sau đại học đặc thù ngành Y tế, tổ chức thẩm định chương trình, tài liệu đào tạo chuyên khoa cấp 1, chuyên khoa cấp 2 và bác sĩ nội soi.
Bộ Y tế đã ban hành văn bản về chủ trương dừng đào tạo chuyển đổi cấp chứng chỉ từ y sỹ sang điều dưỡng và không cấp chứng chỉ hành nghề điều dưỡng cho đối tượng chuyển đổi từ y sỹ sang điều dưỡng để thực hiện theo đúng quy định của Luật Giáo dục và Luật Khám bệnh, chữa bệnh; trình Chính phủ ban hành Nghị định quy định cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Bộ y tế tăng cường quản lí đào tạo thông qua việc giám sát thường xuyên, kiểm định chất lượng đào tạo, xây dựng hướn đi đúng đắn cho ngành y dược. Bộ Y tế tăng cường chất lượng đào tạo kết hợp với Bộ GD&ĐT trong công tác chỉ đạo và giám sát nguồn nhân lực ngành y trong tương lai.